• image

    Trần trụi giữa bầy sói

    Bruno Apitz

    "Trần trụi giữa bầy sói" là một trong những tác phẩm nổi tiếng sau Đại chiến thứ hai. Xuất bản lần đầu tiên năm 1958 với 60 vạn cuốn ở Cộng hòa dân chủ Đức, cùng năm ấy tác phẩm này được Chính phủ Cộng hòa dân chủ Đức tặng giải thưởng Văn học Quốc gia, được tái bản liên tiếp ngay cả ở Tây Đức, được dịch ra 20 thứ tiếng và trở thành một sự kiện văn học được nhiều người biết đến ở châu Âu. Tác giả cuốn sách, Bruno Apitz (1900 – 1979), xuất thân từ một gia đình công nhân ở Leipzig, một trung tâm công nghiệp lớn ở Đức. Là một chiến sỹ có tư tưởng chống phát xít, ông bị Hit-le bỏ tù năm 1934. Ba năm sau đó, ông là một trong những tù nhân đầu tiên bị phát xít đưa đến trại tập trung Bukhanvan. Quãng thời gian sống tại địa ngục Bukhanvan đã được ông lột tả trong tiểu thuyết "Trần trụi giữa bầy sói". Đã có rất nhiều tác phẩm văn học viết về trại tập trung của phát xít Đức nhưng ít có tác phẩm nào gây ấn tượng với người đọc như tiểu thuyết "Trần trụi giữa bầy sói". Có lẽ bởi người viết chính là một chiến sỹ bị giam cầm trong trại tập trung Bukhanvan nên những trang viết của ông chân thực, đầy rung cảm. Là một chiến sỹ nên đối với Bruno Apitz, Bukhanvan không phải chỉ có tháp canh, boong ke, hàng rào điện cao thế, lò đốt xác và lũ phát xít tàn ác mà còn có sự vĩ đại của tình đồng chí có một không hai trong lịch sử. "Đảng ở ngay nhà ngục của Bukhanvan" - đó chính là chủ đề lớn của tác phẩm.
Chương mới nhất
  • 01/04/2021
    "Trần trụi giữa bầy sói" bắt nguồn từ việc một chú bé Ba Lan được cứu thoát khỏi tay phát xít Đức khi chúng đang tàn sát những người Do thái ở Vacsava. Chú bé được giấu trong một chiếc va ly của tù nhân và đưa đến trại tập trung Bukhanvan. Sự có mặt của đứa bé mang đến nguy hiểm cho 5 vạn tù nhân sống trong trại vì bọn phát xít có thể thông qua chú bé để truy tìm tổ chức Đảng lãnh đạo tù nhân. Câu chuyện chỉ có vậy nhưng mang đến xúc động mãnh liệt cho người đọc vì tác giả bố trí như một vở kịch nhiều chương hồi và nêu được vẻ đẹp cao thượng của con người. Tác giả miêu tả trại tập trung Bukhanvan trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi quân Đồng minh ào ạt tiến vào nước Đức thì vấn đề ở trại Bukhanvan là những tù nhân tìm cách giành giật từng giây phút để chờ thắng lợi. Không khí đối đầu giằng co giữa tù nhân và bọn phát xít hết sức căng thẳng. Trong giờ phút đó, con người càng dễ bộc lộ bản chất của mình. Trần trụi giữa bầy sói không chỉ là một cuốn sách hấp dẫn về mặt nghệ thuật mà nó còn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/04/2021
    Vào một buổi chiều cuối tháng 3/1945, hàng nghìn tù nhân đang tập trung tại sân kiểm soát của trại tập trung Bukhânvan để chờ điểm danh. Giữa đám tù nhân nhiều đất nước khác nhau có tiếng thì thào bí mật. Một người nói về tin quân Mỹ vượt sông Rainơ và lập được một đầu cầu. Giấu sau những gương mặt lầm lì của tù nhân là tâm trạng háo hức. Dường như có một sự ăn ý ngầm giữa bọn cai tù và tù nhân. Bọn SS- đội cảnh binh đặc biệt của Đức Quốc xã cố ý không muốn biết về tình hình chiến tranh bên ngoài trại. Nhưng thật ra, một dòng nước ngầm đang chảy xiết trong trại từ khi có những thắng lợi của quân Đồng minh. Trại tập trung Bukhânvan đã đông nghịt tù nhân, thế mà ngày nào cũng có người đến. Những tù nhân ở khắp Châu Âu bị dồn đến đây sống trong vô vọng. Trong đoàn tàu chở tù nhân đến Bukhânvan hôm nay có Jakariat Jankôpxki, một người Do thái đến từ Ba Lan. Jankôpxki cố gắng len lỏi vào giữa đám người tù nhân đang bị bọn cai tù đánh đòn. Dù bị tên lính dùng báng súng đánh rất đau vào tay nhưng anh cố giữ chặt chiếc valy. Thân thể đau đớn mệt mỏi, Jankôpxki vẫn cố gắng mang chiếc valy vào trại an toàn. Trong chiếc valy có bí mật gì mà Jankôpxki lo lắng không muốn người khác biết?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/04/2021
    Bôgoxki hướng dẫn những tù nhân mới đến trại tập trung Bukhânvan đi tắm. Anh là một sỹ quan không quân Nga đồng thời cũng là ủy viên của Ủy ban Quốc tế các trại tập trung. Đây là một tổ chức bí mật mà không phải tù nhân nào cũng biết. Jankôpxki lấy lại tinh thần và sức khỏe sau khi tắm xong. Anh hốt hoảng khi không thấy chiếc valy của mình đâu. Hơfen, một tù nhân người Đức vội trấn an Jankôpxki yên tâm, đã có người lo cho đứa bé rồi. Trong lúc này thì Pipich phấn khích và cẩn thận mang đứa bé đến phòng đồ đạc. Ở đây, anh bí mật thông báo về đứa bé cho Rôsơ và Krôpinxki. Ba người tìm chỗ kín rồi mở chiếc valy ra. Trong đó là một đứa bé Ba Lan khoảng 3 tuổi đang hoảng sợ. Krôpinxki vội ôm nó và tìm cách an ủi bằng vài tiếng Ba Lan dịu dàng. Sau khi cho đứa bé ăn và tìm chỗ trú ẩn, mọi người lo lắng, lỡ nó khóc thì bọn cai tù sẽ phát hiện. Khi tên cai tù Xvailinh tập hợp tù nhân để điểm danh, Hơfen vểnh tai lên để nghe ngóng, xem đứa bé có khóc không. May mắn là anh không nghe thấy âm thanh nào. Các tù nhân bắt đầu truyền tai nhau tin có một đứa bé trong trại. Ai cũng muốn ngắm nhìn nó. Dường như sự có mặt của sinh linh nhỏ bé xua bớt không khí ảm đạm của trại tập trung Bukhânvan. Sự xuất hiện của đứa bé người Ba Lan mang đến niềm vui cho các tù nhân nhưng việc giữ kín bí mật này không phải là một điều đơn giản.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/04/2020
    Bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn giữa các tù nhân vì sự có mặt của đứa bé người Ba Lan. Hơfen muốn mang đứa bé đi còn Pipich thì lại muốn giữ nó trong trại. Hơfen có lý do của mình khi quyết định điều đó. Không ai biết Hơfen đã từng là đảng viên của một chi bộ Đảng Cộng sản đồng thời là huấn luyện viên quân sự của nhóm kháng chiến Quốc tế trong trại tập trung Bukhânvan. Dưới sự chỉ đạo của Bôkhâu, Hơfen đã âm thầm hoạt động hơn một năm nay. Anh hướng dẫn các tù nhân bí mật chế tạo vũ khí để chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa. Mọi việc đang diễn ra rất thuận lợi nhưng giờ đây sự xuất hiện của đứa bé có thể làm hỏng tất cả. Hơfen vội đến gặp Bôkhâu để báo cáo về đứa bé. Bôkhâu kiên quyết không thể để đứa bé trong trại được. Bôkhâu sẽ lo cho Jankôpxki mang đứa bé ra khỏi trại trong chuyến đi sắp tới. Các thành viên của ILK, tên gọi tắt của Ủy ban Quốc tế các trại tập trung hoạt động âm thầm và kỷ luật. Họ ý thức được mình phải đoàn kết, không được nghi vấn và dò hỏi những việc không cần thiết. Nhờ thế mà ILK rộng khắp các trại nhưng vẫn giữ được bí mật trong thời gian dài. Bôkhâu quyết định phải báo cáo sự việc với trùm trại Vante Krêmơ. Krêmơ là một cán bộ ủy ban Quốc tế được tổ chức bố trí lên vị trí trùm trại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/04/2021
    Tất cả các hoạt động trong trại Bukhânvan đều xoay quanh trùm trại Vante Krêmơ. Bằng sự tinh ranh và bình tĩnh, Krêmơ thi hành các mệnh lệnh của trại trưởng Svan, làm sao để giữ được tính mạng cho tù nhân. Anh rất bất ngờ khi Bôkhâu nói về sự có mặt của đứa bé Ba Lan. Bôkhâu không giải thích gì mà chỉ mong Krêmơ sắp xếp để Jankốpxki mang đứa bé ra trại trong chuyến đi sắp tới. Trong lúc này thì Hơfen trở lại chỗ của mình với tâm trạng bối rối. Đứa bé người Ba Lan khiến anh nhớ lại những kỷ niệm cùng vợ là Đôra và đứa con trai chưa biết mặt. Việc đưa đứa bé Ba Lan đi khiến lòng anh đau nhói nhưng Hơfen nghĩ đó là quyết định đúng đắn. Tối hôm đó, có cuộc họp giữa các trưởng trại tại phòng của đại tá Alôi Svan. Để đề phòng tình hình quân đội Đồng minh đang tiến gần tới trại, Svan nghĩ ra kế hoạch thành lập một tiểu đội tù nhân để giúp bọn SS trong trường hợp trại bị tấn công. Thế nhưng tên Đại úy Kluttich lại phản đối kế hoạch này. Mâu thuẫn giữa Svan và Kluttich đã diễn ra từ lâu. Kluttich luôn coi thường Svan và âm thầm chống đối chỉ đạo của Svan. Những thông tin xấu trên mặt trận khiến tâm trạng Kluttich tồi tệ và hắn ra mặt chống lệnh đại tá Svan. Thấy Svan và Kluttich sắp nhảy vào choảng nhau, Vaisangcơ vội vàng giảng hòa. Thông tin thất bại rõ ràng khiến bọn chỉ huy trại tập trung Bukhânvan lo lắng không yên. Liệu đứa bé có được các tù nhân đưa ra khỏi trại hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/04/2021
    Dù mâu thuẫn gay gắt với Svan nhưng sáng hôm sau, Kluttich vẫn truyền đạt cho Rainơbôt mệnh lệnh của chỉ huy trưởng Svan về việc thành lập đội cứu thương. Kluttich và Rainơbôt cho gọi Krêmơ đến để thông báo về việc sẽ triệu tập 16 tù nhân chính trị lâu năm vào tiểu đội cứu thương. Sau khi phân việc, Kluttich liên tục chất vấn và xỉa xói Krêmơ về việc anh đang chỉ huy tổ chức bí mật trong nhà tù. Thế nhưng, Krêmơ vẫn rất tự tin trước Kluttich vì anh biết rằng hắn không có bằng chứng để kết tội mà tất cả chỉ dừng lại ở sự nghi ngờ. Nếu như căn phòng của Kluttich đang căng thẳng với các cuộc tranh luận thì trong trại nhỏ, nơi Jankôpxki bị giam giữ cũng đang xáo trộn khi giờ ăn của tù nhân đã điểm. Lợi dụng cảnh nhốn nháo của giờ ăn, trùm khối Pipich nhanh chóng kết nối với Jankôpxki để tính chuyện cho cậu bé người Ba Lan. Mọi việc sẽ tiếp diễn ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/04/2021
    Pipich tiếp cận Jankôpxki để hỏi chuyện về cậu bé người Ba Lan. Sau đó có cả Prơn và Hơfen xuất hiện. Jankôpxki tiết lộ cho các bạn tù rằng, cậu bé người Ba Lan có tên là Xtêphan Xiliăc. Cha mẹ cậu bé đều đã chết dưới tay phát xít Đức và anh đã bí mật đưa cậu bé theo để chạy trốn hậu họa diệt chủng trẻ em người Do thái mà quân phát xít đang thi hành ráo riết. Sau khi ban bố lệnh thành lập tiểu đội cứu thương, nhà tù Bukhânvan cũng ra thông báo điều chuyển 1000 tù nhân đến trại giam khác vì quá chật chội. Lợi dụng lệnh điều chuyển tù nhân, Bôkhâu muốn Hơfen mang cậu bé người Ba Lan đến nhà tù khác. Thế nhưng tính toán của Bôkhâu không nhận được sự ủng hộ của Jankôpxki, Pipich và Krêmơ. Thậm chí vì sự bất đồng này mà Bôkhâu và Krêmơ đã xảy ra tranh cãi quyết liệt. Liệu số phận cậu bé Xtêphan Xiliăc sẽ đi về đâu?
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/04/2021
    Sau cuộc tranh cãi gay gắt, cuối cùng Krêmơ cũng thuận theo ý Bôkhâu rằng sẽ giao nhiệm vụ cho Hơfen mang theo cậu bé người Ba Lan sang nhà tù khác. Tiếp đó, Krêmơ và Hơfen cùng bàn về ý tưởng sẽ biến 16 người tù chính trị lâu năm được chọn vào đội cứu thương trở thành một tiểu đội trinh sát. Để hiện thực hóa điều đó, Krêmơ đã đến nhờ Suyp, 1 anh thợ điện trong trại thông báo tới tất cả thành viên của Ủy ban Quốc tế các trại tập trung ILK. Theo đó, Suyp sẽ đến phòng của tên chỉ huy điểm danh. Rainơbôt giả bộ sửa chữa đường dây phát thanh nhưng thực chất là để thông báo về cuộc họp bí mật cho các thành viên ILK. Thông qua việc thử loa, Suyp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà không bị Rainơbôt mảy may nghi ngờ. Buổi tối, tại căn hầm mật trong y xá, các thành viên của ILK có mặt đầy đủ. Họ trao đổi về việc quân Mỹ đang tiến sâu vào sào huyệt của phát xít Đức. Nhân cơ hội này, nên chăng, họ sẽ chủ động vùng lên đứng về phía Mỹ để chống lại gông cùm Đức Quốc xã? Cuộc họp được tiếp tục với những nội dung nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/04/2021
    Tiếp tục cuộc họp, các thành viên của Ủy ban Quốc tế ILK bàn bạc chuyện ai sẽ là người trực tiếp liên lạc với tiểu đội trinh sát núp bóng tiểu đội cứu thương. Cuối cùng Krêmơ đã đứng ra đảm nhiệm trọng trách đó. Kết thúc cuộc họp, Bôkhâu và Krêmơ bàn bạc về việc tuyển chọn đội trinh sát. Sau đó, Krêmơ khẩn trương tới gặp Erich Kơn, y tá trưởng ở y xá, Đảng viên Đảng Cộng sản để thống nhất về việc tuyển chọn 16 thành viên tinh nhuệ. Cuối cùng họ cũng có được danh sách mật trước khi còi giới nghiêm vang lên. Sáng hôm sau, Pipich mang bản danh sách tù nhân chuyển trại tới giao cho Hơfen. Giữa họ lại nổ ra cuộc tranh luận khi mà Pipich cố nài nỉ Hơfen để cậu bé người Ba Lan ở lại. Cuối cùng, nhờ vào sự thuyết phục của Pipich và Krôpinxki, Hơfen đã thay đổi ý định khi muốn giữ Xtephan Xiliăc ở lại nhà tù Bukhânvan.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/04/2021
    Krêmơ họp tiểu đội cứu thương. Anh nhanh chóng làm cho họ hiểu rằng, danh nghĩa đội cứu thương chỉ là cái cớ. Còn thực chất họ chính là những trinh sát cộng sản tinh nhuệ trong nhà tù Bukhânvan. Theo đó, họ sẽ làm việc dưới sự dẫn dắt trực tiếp của tiểu đội trưởng Erich Kơn. Sau cuộc họp vội vã, Krêmơ dẫn 16 người tù chính trị trình diện tên chỉ huy điểm danh Rainơbôt. Trong lúc tiểu đội cứu thương đứng trước Rainơbôt thì tên thượng sỹ Xvailinh đã bí mật núp sau quan sát. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tên Xvailinh đã phát hiện ra sự xuất hiện của cậu bé người Ba Lan ngay chỗ ẩn nấp của mình. Hơfen, Pipich và Krôpinxki như chết lặng khi chứng kiến sự việc ấy. Thế nhưng bất ngờ đã xảy đến khi Xvailinh bàn với Hơfen về việc sẽ lơ đi để đội của anh bảo vệ đứa bé. Giữa lúc ấy, tiếng còi báo động, tiếng bom nổ, tiếng máy bay oanh tạc vang lên rùng rợn. Tiểu đội cứu thương chưa kịp diện kiến tên chỉ huy trưởng Svan đã phải khẩn trương tản đi làm nhiệm vụ. Tên Rainơbôt vẫn canh cánh sự nghi ngờ trong lòng nhưng hắn không thể làm gì hơn ngoài việc chạy nhanh xuống hầm trú ẩn. Câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? Tiểu đội cứu thương sẽ triển khai công việc như thế nào? Và liệu Hơfen có đủ tin tưởng Xvailinh để quyết tâm giữ Xtephan Xiliăc ở lại nhà tù Bukhânvan?
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/04/2021
    Hơfen đã làm trái với mệnh lệnh của Krêmơ. Thay vì cho đứa bé đi cùng Jankôpxki trong chuyến tù mới, anh đã để nó ở lại. Jankôpxki gần như quỳ xuống cầu xin Krôpinxki hãy trả lại anh đứa bé bởi đối với Jankôpxki, đứa bé còn hơn cả con ruột của mình. Nhưng tất cả đã được lên kế hoạch. Anh chàng Ba Lan Jankôpxki không thể thay đổi được điều gì. Về phần Xvailinh, hắn vẫn tin rằng, đứa bé đã được đưa đi mà không hay biết. Các tù nhân tiếp tục chăm sóc nó nhưng từ giờ trở đi, họ phải cẩn thận hơn. Một đứa trẻ 3 tuổi cần đường trắng và sữa nguyên chất để phát triển. Nhưng trong một trại tập trung thì đào đâu ra những đồ ăn quý giá đó. Nhìn cánh tay gầy gò, yếu ớt của đứa nhỏ, Pipich lên một kế hoạch công phu và kỹ lưỡng để đem về cho nó một bình sữa thơm ngon. Đối với Krêmơ, người luôn tin rằng đứa bé đã được đưa đi trót lọt rất tức giận khi nghe Hơfen thành thật khai báo họ vẫn giữ đứa bé trong phòng đồ đạc. Anh hiểu rõ sự có mặt của nó không chỉ gây nguy hiểm cho anh, cho các đồng đội mà tất cả tù nhân trong trại cũng sẽ bị liên lụy. Liệu Krêmơ sẽ đưa ra mệnh lệnh mới nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/04/2021
    Krêmơ muốn Hơfen báo cho Bôkhâu biết chuyện đứa bé nhưng Hơfen phản đối vì đối với tình hình hiện tại, họ chỉ cần chờ thêm một thời gian nữa để quân Mỹ tới đây. Đến lúc đó, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng. Krêmơ thỏa hiệp với yêu cầu đó. Nhưng đồng thời anh cũng buộc Hơfen và các đồng đội ở phòng đồ đạc chuyển đứa bé đến khối 61. Đó là một căn nhà dành cho các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm trong trại nhỏ. Bọn SS sẽ chẳng bao giờ bén mảng tới đó vì sợ lây bệnh chấy rận hoặc bệnh đau màng óc. Mặc dù nguy hiểm nhưng nó lại là chỗ an toàn nhất để giấu đứa nhỏ. Khi Xvailinh về nhà, hắn vẫn đinh ninh mình đang nắm quyền kiểm soát mọi việc. Lúc đó, mụ vợ Horten đang ngồi gói ghém đồ đạc và chẳng buồn để mắt tới hắn. Mụ Horten khinh bỉ người chồng ngu ngốc, nhu nhược của mình. Mụ vẫn thường âm thầm so sánh chồng mình với tên đại úy Kluttich cứng rắn. Xvailinh kể cho vợ nghe việc hắn đã bắt tay với những người Cộng sản che giấu đứa bé người Do thái. Việc đó khiến mụ Horten sợ hãi và càng thêm khinh thường Xvailinh vì đã quá ngây thơ tin rằng, nhóm người đó sẽ về phe hắn. Nỗi sợ của mụ đã lây sang cả Xvailinh khiến đêm đó, hắn không sao ngủ được.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/04/2021
    Trong lúc Hơfen và Krôpinxki đưa đứa bé sang nhà truyền nhiễm thì Suyp cũng có nhiệm vụ riêng. Anh phải nắm được tin tức ở mặt trận từ bản tin buổi chiều của Đài Phát thanh nước Anh. Krêmơ giúp anh có cơ hội vào phòng của tên hạ sỹ Braoơ cai quản nhà xe để chữa chiếc radio cho hắn. Suyp khéo léo đuổi tên hạ sỹ ra ngoài để tập trung sửa chiếc đài. Nhân khoảng thời gian ngắn ngủi đó, anh đã kịp nghe bản tin quan trọng đúng lúc tên hạ sỹ trở về phòng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/04/2021
    Việc đưa đứa bé từ phòng đồ đạc tới nhà truyền nhiễm hết sức khó khăn vì Xvailinh đã giữ chìa khóa. Và để tránh bị bọn SS phát hiện, Hơfen để đứa bé vào trong một cái bị và thả nó xuống ống khói dưới căn hầm, nơi Pipich và Krôpinxki đang đợi sẵn. Ở đầu bên kia, Pipich và Krôpinxki đợi đón được nó. Krôpinxki mở chiếc bị ra kiểm tra và an ủi đứa nhỏ đang run lên cầm cập. Quãng đường tiếp đó đến nhà truyền nhiễm, Pipich và Krôpinxki phải căng mắt dưới trời mưa, nghe ngóng trong đêm tối tĩnh mịch tiếng bước chân từ xa của bọn SS. Họ di chuyển từ tốn và thận trọng. Họ hòa vào một nhóm 3 người tù nhân đang trên đường tới y xá để lẩn vào khối 61. Cùng lúc đó, Suyp cũng có nhiệm vụ riêng. Anh phải nắm được tin tức ở mặt trận từ bản tin buổi chiều của Đài Phát thanh nước Anh. Krêmơ giúp anh có cơ hội vào phòng của tên hạ sỹ Braoơ cai quản nhà xe để chữa chiếc radio cho hắn. Suyp khéo léo đuổi tên hạ sỹ ra ngoài để tập trung sửa chiếc đài. Nhân khoảng thời gian ngắn ngủi đó, anh đã kịp nghe bản tin quan trọng đúng lúc tên hạ sỹ trở về phòng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/04/2021
    Khi tên Rainơbôt nhận được mẩu giấy nặc danh tố cáo nhóm người Hơfen, hắn đã nhận ra ngay ý đồ của Xvailinh. Rainơbôt là kẻ ranh mãnh. Hắn đoán được nỗi sợ hãi của Xvailinh và hiểu rõ tình hình tiến quân của quân đội Mỹ. Đây là một ngòi châm hoàn hảo để hắn công khai bắt nhóm người của Hơfen, cốt để tìm ra tổ chức hợp pháp đứng sau. Rainơbôt cùng Kluttich tiến vào phòng đồ đạc. Không khí như ngừng lại. Các tù nhân đều đang căng thẳng mặc dù nét mặt vẫn giữ vẻ thản nhiên. Rainơbôt tra hỏi Krôpinxki về tung tích đứa bé. Không nhận được kết quả như mong muốn, hắn giáng hai cú đấm liên tiếp lên mặt, khiến Krôpinxki ngã gục. Để tiếp tục đe dọa đám tù nhân, Kluttich cũng khiến cho Hơfen chịu cảnh ngộ tương tự. Tuy nhiên, vẫn không một ai khai ra đứa bé lúc này đang ở đâu. Hai tên sỹ quan đành phải áp tải Hơfen và Krôpinxki lúc này không thể đi lại bình thường về boong ke để tiếp tục tra hỏi. Những câu chuyện khốc liệt trong trại tập trung tiếp theo sẽ được nhà văn Bruno Apitz kể lại như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/04/2021
    Sự nóng giận của Xvailinh về việc đứa bé đột nhiên biến mất đã giúp Pipich chắc chắn hắn chính là kẻ phản bội. Pipich không ngăn được cơn giận dữ của mình bằng những câu trả lời đầy vẻ chế giễu. Các thành viên của tổ chức bí mật cũng đứng ngồi không yên khi biết tin Hơfen và Krôpinxki đều bị đưa đến boong ke. Tình hình căng thẳng buộc Bôkhâu phải nhờ đến sự giúp đỡ của Krêmơ. Bôkhâu nói cho Krêmơ thân phận của anh, của Hơfen và của tổ chức mà anh đang tham gia. Bởi lẽ Krêmơ là trùm trại. Chỉ anh mới có thể tìm hiểu tình hình của Hơfen và Krôpinxki lúc này. Nếu trước kia, Bôkhâu luôn tin vào sự dũng cảm của mình, đứng trước mọi vấn đề, anh đều có thể bình tĩnh giải quyết thì giờ đây, một nỗi sợ đang xâm lấn tâm trí anh, không thể tự mình đưa ra quyết định. Anh tìm đến sự trợ giúp của Bôgoxki. Liệu Bôgoxki có thể gỡ được những rắc rối trong lòng Bôkhâu?
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/04/2021
    Hơfen và Krôpinxki đã bị nhốt vào boong ke. Trước mắt, họ sẽ phải đối diện với những đòn tra tấn của Mandrăc cùng với Pluttich và Rainơbôt. Cả 3 tên này ngồi lại với nhau bàn cách tra hỏi để Hơfen và Krôpinxki khai ra những người đồng chí. Dù biết trước sẽ bị tra tấn nặng nề nhưng cả Hơfen và Krôpinxki không hề run sợ. Họ vẫn hy vọng quân Đồng minh sẽ kịp thời đến trợ lực và giải cứu. Trong khi Mandrăc lầm lì thi hành mệnh lệnh thì Kluttich và Rainơbôt cùng nhau bàn tính cách tra tấn hai tù nhân một cách ghê rợn nhất. Cuộc hành trình Krôpinxki bắt đầu. Sự đau đớn hằn lên trên cơ thể và trong mắt Krôpinxki. Nhưng cũng chính khoảnh khắc ấy, hơn bao giờ hết, lòng can đảm và gan dạ của anh được chứng tỏ. Krôpinxki rên rỉ nghẹn ngào nhưng không hề hé răng một lời. Tra tấn Krôpinxki một cách đau đớn trước mặt Hơfen, Kluttich và Rainơbôt hy vọng sẽ đánh vào tâm lý sợ hãi của anh. Liệu Hơfen có vì thế mà nhụt chí, nao núng? Anh sẽ can trường hay gục ngã trước đòn thù?
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/04/2021
    Trong buổi trước, chúng ta đã được nghe những trang văn miêu tả cảnh nhân vật Krôpinxki bị tra tấn. Màn đòn roi hết sức man rợ và độc ác diễn ra ngay trước mắt nhân vật Hơfen. Và anh là người tiếp tục lên bàn chịu đựng đòn tra tấn. Ngay giữa lúc Krôpinxki và Hơfen bị đưa vào boong ke để tra tấn, Bôkhâu như thể ngồi trên đống lửa. Anh lo sợ Hơfen sẽ phản bội, khai ra nơi giấu vũ khí. Trong tâm trạng rối bời, Bôkhâu dự định tìm tới gặp Krêmơ để nhờ tìm người bảo vệ những khẩu súng ngắn. Cũng lo lắng không kém Bôkhâu, hơn ai hết Krêmơ muốn biết tình hình Krôpinxki và Hơfen lúc này. Anh tìm tới Suyp và nhờ anh thợ điện dò hỏi tin tức của 2 người bạn. Trong khi đang băn khoăn, chưa biết cách nào để moi tin, Krêmơ nghĩ tới Fơxtê, người gác boong ke. Lợi dụng lúc Fơxtê được tự do đi dạo nửa giờ đồng hồ, Suyp ra tín hiệu và hỏi han tình hình của Hơfen. Đêm hôm ấy, người gác boong ke thao thức để dõi theo tình hình hai tù nhân. Sau đòn tra tấn buổi chiều, Krôpinxki và Hơfen tiếp tục bị Rainơbôt và Mandrắc hành hạ. Trước trận mưa roi, Krôpinxki và Hơfen vẫn không hé răng một lời. Đêm vẫn còn dài. Người gác boong ke sẽ còn nghe ngóng được gì từ cuộc tra tấn hai tù nhân?
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/04/2021
    Tỉnh lại sau trận tra tấn, Hơfen và Krôpinxki lập tức hỏi han nhau. Họ cố gắng động viên rằng bản thân vẫn ổn. Nhưng ngay lúc ấy, Kluttich lại xuất hiện và tra hỏi. Không được như ý, hắn lệnh cho Mandrăc treo Hơfen lên và tiếp tục tra khảo. Hơfen kêu gào nhưng vẫn nhất mực cho rằng mình không biết gì cả. Không cậy miệng được Hơfen, chúng treo Krôpinxki lên và tiếp tục trò tra tấn dã man. Đến khi hai người tù đều đã rũ ra vì đau đớn và kiệt sức, họ mới được thả xuống. Tên Rainơbôt dọa dẫm, dằn mặt họ trước khi bỏ đi. Trong bóng tối, hai người tù lại thì thào trò chuyện. Nỗi đau đớn mà họ vừa hứng chịu thật quá sức chịu đựng nhưng cả hai đều tự nhủ sẽ không khai ra bất cứ điều gì. Lòng can đảm của họ thực sự khiến người đọc, người nghe cảm động. Có lẽ cả Mandrắc, Kluttich và Rainơbôt đều không ngờ rằng, những mánh lới tra tấn của chúng chẳng thể nào khuất phục được sự kiên trung của Hơ fen và Krôpinxki.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/04/2021
    Sau trận tra tấn, Rainơbôt gọi Krêmơ, người trùm trại đến để thăm dò và thông báo rằng Hơfen và Krôpinxki đã chết và yêu cầu anh xóa tên hai người trong danh sách tù nhân. Krêmơ thừa biết Rainơbôt nói dối nhưng anh cũng thừa khôn ngoan để hiểu mánh lới của hắn. Rainơbôt chẳng thể khai thác điều gì và hắn đành để cho Krêmơ ra về. Trong tâm trạng lo lắng, Krêmơ rời đi và thông báo điều Rainơbôt vừa nói cho Suyp khi gặp anh trên đường về. May sao lúc ấy Suyp đã hợp đồng với Fơxtê, người gác boong ke để anh này đưa anh vào bên trong thăm dò tình hình. Trong khi đó, Krêmơ suy nghĩ tìm cách đưa hai người đồng chí ra khỏi boong ke. Krêmơ nghĩ tới Xvailinh và muốn nhờ Pipich đến nói chuyện để Xvailinh lên gặp chỉ huy trưởng đề xuất một ý tưởng có thể tạo cơ hội cứu Hơfen và Krôpinxki. Đúng như dự đoán của Krêmơ, Xvailinh không có cơ hội chối từ. Dù bực bội nhưng Xvailinh không còn lựa chọn nào khác. Sức ép của đội tù chính trị và cục diện chiến sự bắt buộc hắn phải làm theo kế hoạch của Krêmơ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/04/2021
    Lúc này cục diện đang rối ren. Cả Hơfen và Krôpinxki đều đã bị nhốt vào boong ke và bị tra tấn dã man. Bôkhâu và Krêmơ gặp nhau và cùng phân tích tình hình. Họ về trấn an nhau và thống nhất phương cách làm sao để cứu hai người đồng chí. Trong khi đó, Mandrăc vẫn đang tìm ngón đòn mới để tra tấn Hơfen và Krôpinxki. Lần này hắn sử dụng chiếc bàn kẹp để hành hạ thể xác hai người tù chính trị. Cả Hơfen và Krôpinxki đều tê dại trước màn tra tấn như thời trung cổ của tên thượng sỹ. Như đã hẹn, Fơxtê, người gác boong ke kịp thời báo tin cho người thợ điện Suyp biết được tin cả Hơfen và Krôpinxki dù bị tra tấn dã man nhưng vẫn kiên định, dũng cảm không khai ra điều gì. Trong cuộc họp nhóm, Bôkhâu đã đề xuất kế hoạch giải cứu hai người đồng chí. Đã có những ý kiến phàn nàn về sự mềm lòng của Hơfen. Nguyên do đẩy anh vào chỗ hiểm nguy và có thể để bị lộ bí mật về chỗ giấu vũ khí và tên tuổi các đồng đội. Liệu họ có đồng lòng để giải cứu Hơfen?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/04/2021
    Tiểu thuyết "Trần trụi giữa bầy sói" của nhà văn Bruno Apitz là một tác phẩm nổi tiếng sau Thế chiến II khắc họa chân dung những người cộng sản kiên trung trong nhà ngục Bukhânvan. Tác giả không tô hồng hay ca ngợi thái quá mà để các nhân vật tự bộc lộ tính cách. Hơfen, Bôkhâu, Hecbe đều không phải là những người hoàn hảo. Họ cũng có khuyết điểm riêng, cũng có những băn khoăn trăn trở cá nhân khi đứng trước nguy cơ có thể mất cả tính mạng để bảo vệ một đứa trẻ xa lạ. Nhưng cũng chính vì thế câu chuyện thêm phần chân thực. Sự xuất hiện của một đứa trẻ trong nhà ngục Bukhânvan đã gây ra bao nhiêu nguy hiểm cho các tù nhân sống trong trại. Hơfen bị địch nhốt trong boong ke đánh đập, tra tấn dã man. Còn các đồng chí khác như Bôkhâu, Riomang và Bogoxki phải tìm cách bảo vệ đứa trẻ. Về phần tên Xvailinh, hắn có vẻ thêm lo sợ khi Rainơbôt khẳng định Hơfen đã đổ tội cho mình. Trong lúc rối trí, tên thượng sỹ này sẽ có động thái gì? Số phận của đứa trẻ Do Thái sẽ ra sao? Liệu những người cộng sản kiên trung trong nhà ngục Bukhânvan có giữ được mạng sống trong giai đoạn khó khăn này?
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/04/2021
    Qua từng trang tiểu thuyết "Trần trụi giữa bầy sói" của nhà văn Bruno Apitz, chúng ta càng thấy rõ tinh thần bất khuất của những người cộng sản. Để cứu một đứa trẻ Do Thái xa lạ, nhiều người trong số họ đã phải đứng trước nguy cơ mất đi mạng sống. Thậm chí tình thế còn trở nên nguy hiểm hơn khi tên thượng sỹ Xvailinh quyết định cài cắm Vurắc, một tên tội phạm gian manh tới đội Commando phòng đồ đạc, lấy cớ là để thay thế cho hai người bị bắt giam. Xvailinh coi đó là động thái khôn ngoan nhằm thoát khỏi cảnh tiến thoái lưỡng nan khi cả bọn lính Quốc xã lẫn anh em tù nhân đều nghi ngờ hắn. Dẫu vậy, Vurăc, một gã đã quen phản bội anh em có phải là một quân cờ hữu hiệu? Y có thể tìm ra những bí mật ở phòng đồ đạc hay không? Đội Commando sẽ đối phó với tên cò mồi này như thế nào? Liệu họ có giữ được an toàn cho đứa trẻ Do Thái cũng như bảo vệ được số vũ khí đã được cất giấu?
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/04/2021
    Với mục đích là nhanh chóng tìm ra tổ chức bí mật của Cộng sản trong nhà ngục Bukhânvan, tên thượng sỹ Xvailinh đã cài cắm Vurăc - tên tội phạm gian manh tới đội Commando phòng đồ đạc. Lo lắng gã mới đến sẽ phát hiện ra khẩu súng mà Hơfen để lại, Pipich đã đơn thương độc mã tìm cách cất giấu vũ khí. Trong lúc loay hoay ở phòng đồ đạc, Pipich bị Brenden và Muylơ bắt gặp. May mắn, họ là những người cùng chí hướng, một lòng che giấu bí mật này. Cũng chính việc này khiến Pipich nhận thức rõ hơn được việc cần phải đứng trong hàng ngũ của những người Cộng sản. Anh không muốn là một kẻ cúp đuôi thảm hại, chấp nhận để bọn lính Quốc xã đối xử tàn tệ. Trong lúc đó, ở boong ke, nơi giam giữ Hơfen và Krôpinxki, có một người cũng đang dần nhận ra con đường sáng. Fơxtê, người gác cửa ở boong ke, từ chỗ cam chịu để bọn lính Quốc xã sai phái, nay cũng thấy thương cảm với hai con người bất hạnh. Liệu cựu viên chức người Áo này có thể làm gì để thay đổi tình thế? Cuộc chiến không cân sức giữa những người cộng sản và bầy sói sẽ ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/04/2021
    Mặc dù dùng đủ mọi đòn roi để tra tấn Hơfen, bọn lính Quốc xã cũng không moi được thông tin gì. Điều này đã khiến cho Rainơbôt càng thêm bực mình. Gã quay lại phòng đồ đạc, tra khảo toàn bộ phòng Commando với hy vọng kẻ hèn nhát nào đó sẽ khai ra. Với bản năng săn mồi, hắn nhanh chóng tóm được Rôsơ, tù nhân đang sợ hãi. Chưa rõ bọn phát xít có khai thác được gì từ Rôsơ hay không nhưng sự hèn nhát của người này đã khiến Pipich sôi lên vì giận dữ. Tình thế cấp bách và liên tục thay đổi khiến Krêmơ không thể ngồi yên. Anh đến khối 61 tìm gặp Jinkoxki và đứa trẻ. Ngoài việc đem mấy chiếc bánh quy và sữa tới, anh còn cẩn thận tìm chỗ cất giấu đứa trẻ. Đề phòng có ai đó trong phòng đồ đạc vì không chịu nổi đòn thù mà khai ra mọi chuyện, những con người xa lạ một lần nữa lại liều mạng cứu lấy một sinh linh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/04/2021
    Sự xuất hiện của một đứa trẻ Do Thái đã làm đảo lộn cuộc sống của 5 vạn tù nhân ở nhà ngục Bukhânvan. Cuộc sống đói khổ, bị hành hạ dã man cũng không khiến nhiều người trong số họ mất đi nhân tính. Đối với một đứa trẻ xa lạ đang bị bọn phát xít truy lùng, họ vẫn liều mạng che giấu và bảo vệ nó. Trái lại, trong số đó cũng có những kẻ không từ mọi thủ đoạn để truy cùng diệt tận một sinh linh bé nhỏ. Bè lũ Pluttich và Rainơbôt thậm chí còn toan tính tìm ra tổ chức bí mật của những người cộng sản trong trại. Sau lần gây sức ép với các tù nhân trong đội Commando ở phòng đồ đạc, Pluttich và Rainơbôt đã có trong tay bản danh sách những người trong tổ chức bí mật. Trong đó, tên của Krêmơ đứng đầu bảng. Ngay sau đó, những người này đã bị bắt giữ. Rôsơ và Pipich còn bị giam chung một phòng. Vốn không ưa sự hèn nhát của Rôsơ, liệu Pipich có giữ được sự bình tĩnh?
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/04/2021
    Rôsơ, Pipich và Augut trao đổi nhằm đưa ra những giải pháp nhằm giữ an toàn cho đứa trẻ Do Thái xuất hiện ở nhà tù Bukhânvan. Ý chí của những người cộng sản gắn kết họ với nhau để cùng nhau vượt qua những thử thách mà bè lũ SS đang gây ra cho hàng vạn tù nhân đang bị giam cầm ở đây. Liên tục các cuộc hỏi cung cùng những đòn tra tấn dã man của chúng không thể làm khuất phục ý chí và tình đồng chí giữa các tù nhân. Quay về đội nhóm của Bôkhâu, họ vừa lau dọn khu vệ sinh vừa rì rầm trò chuyện về thông tin sắp phải di chuyển tới một trại khác ở Berlin. Các tù nhân đang hy vọng, nếu ai may mắn thoát ra ngoài trong quá trình chuyển trại thì họ sẽ là những mắt xích quan trọng, gắn kết những người cộng sản lại với nhau để cùng nhau chiến đấu vì lý tưởng Độc lập- Tự do.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/04/2021
    Tên trưởng ty Ghextapô khét tiếng máu lạnh luôn nghĩ ra những đòn tra tấn dã man hòng hành hạ và uy hiếp anh em tù nhân để hắn dễ dàng truy tìm tung tích của đứa trẻ. Ghextapô đã sai tên Gai tra tấn Pipich đến mức hai mắt sưng húp, tai, mũi và miệng còn đọng những cục máu khô. Trên ngực, không khó để nhận ra những vết thịt cháy hình tròn do gã Gai đốt bằng điếu xì gà. Pipich gần như chết đi sống lại. Bằng những trò tra tấn hiểm ác nhưng chúng cũng không lấy được thông tin gì về đứa trẻ. Không khai thác được Pipich, tên Gai quay sang tra tấn Rôsơ. Nhưng trước đó, hắn đã nói với Rôsơ rằng Pipich đã nói toàn bộ chuyện về đứa trẻ Do Thái với hắn và trưởng ty Ghextapô rồi. Rôsơ không tin Pipich làm điều đó vì Rôsơ quá hiểu chiêu trò chia rẽ nội bộ của tên do thám Gai. Nên Rôsơ chỉ trả lời những gì anh biết. Còn thông tin về đứa trẻ thì anh lờ đi. Vậy chúng sẽ tiếp tục khai thác Rôsơ bằng cách nào? Rồi tương lai của Rôsơ và các tù nhân ấy sẽ ra sao?
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/04/2021
    Trưởng ty Ghextapô triệu tập Pluttich, Vaixangcơ và Rainơbôt đến để thông báo về việc di chuyển hàng vạn tù nhân đến trại tập trung ở Berlin theo lệnh của cấp trên. Điều này không hiểu sao nhiều tù nhân đã biết. Vì thế mà sau mỗi bữa ăn tù nhân lại ngồi túm lại, vai sát vai, rì rầm to nhỏ về việc này. Họ đang tìm kiếm cơ hội trốn thoát trong quá trình chuyển trại. Trong khi ấy một cuộc họp được triệu tập giữa Bôkhâu - Bôgoxki, Riômăng, Pribula, Kôđixéc và Van Đalen diễn ra ngay tại buồng giam. Theo ý kiến của Pribula, phải dùng vũ lực để ngăn chặn việc di dời nhưng Bôgoxki đã phản đối gay gắt, cho rằng các nhóm Commando chưa đủ độ lớn mạnh để đảm bảo phần thắng về mình nên tốt nhất lúc này là chờ đợi và bảo toàn tính mạng cho các tù nhân và giữ an toàn tuyệt đối cho cậu bé Do Thái.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/04/2021
    Để tránh những cuộc lùng sục của tên Kluttich hòng tìm bằng được cậu bé thì nhóm người tù cộng sản gồm Bôkhâu, Bôgoxki, Riomăng, Hơfen, Pipich và nhiều người khác phải lên phương án di chuyển liên tục cậu bé Do thái đến các vị trí bí mật khác nhau. Có những khi Klutich nghĩ rằng, mười mươi bắt được cậu bé nhưng đến khi đến nơi thì không phát hiện ra dấu vết gì. Thậm chí hắn còn bị các tù nhân làm bẽ mặt vì vu khống họ. Klutich và Svan tuy là người cùng hội cùng thuyền nhưng tính khí chẳng hề ưa nhau nên mỗi khi giáp mặt thì như lửa với nước, ai cũng muốn dành lợi thế về mình. Klutich cho rằng muốn việc di dời thành công thì phải thủ tiêu các nhóm phản loạn chống đối. Còn về phía đại tá Svan thì không cho là như vậy. Hắn tin vào sức mạnh quân sự và uy tín của mình nên muốn tất cả các tù nhân đều phải được an toàn khi di chuyển tới nhà tù Munich. Vậy chúng sẽ phải thỏa thuận với nhau như thế nào để cùng nhau quản lý hàng vạn tù nhân ở trại Bukhânvan.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/05/2021
    Tên Kluttich lại một lần nữa thất bại khi ngay trong đêm đó, hắn bí mật đến khối nhà 61 hòng tìm bắt cậu bé Do thái. Hắn đã tức giận điên cuồng và quát tháo tù nhân khi không bắt được cậu bé. Vì hắn đâu biết rằng, trước đó 1 giờ, đã có người bí mật đưa đứa trẻ đến một nơi khác an toàn hơn. Bí mật đến nỗi chính Zítkốpxki - người nhận nhiệm vụ bảo vệ cậu bé cũng hoàn toàn không hay biết gì. Sự việc đêm qua ở khối nhà 61 đã lan truyền khắp Bukhânvan. Điều này cho thấy nhóm SS đang bế tắc khi không thể tìm ra manh mối của cậu bé Do thái ngay trong chính địa bàn chúng quản lý. Còn về phía những tù nhân thì đây lại là một tín hiệu vui cho thấy tinh thần đoàn kết, bảo vệ những người tù chung chí hướng. Những người như Bôkhâu, Hơfen, Krốpinxki, Krêmơ sẽ mang tới ngày mai tươi sáng cho những tù nhân đang bị giam giữ ở Bukhânvan và nhiều nhà tù khác dưới thời cai trị hà khắc của bọn phát xít.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/05/2021
    Sự biến mất của đứa trẻ Do thái khiến những tên Đức Quốc xã và tù nhân trong trại giam đều hết sức ngạc nhiên dù phản ứng của 2 phía khác nhau. Tên đại úy Kluttich thì tức giận, cảm thấy bị qua mặt, ra lệnh cho quân lính tìm đứa trẻ bằng mọi giá. Những thành viên trong Ủy ban Quốc tế các trại tập trung ILK cũng không liên quan. Trong khi Bôkhâu băn khoăn, Zítkốpxki tìm mọi cách thanh minh thì Krêmơ sau phút lúng túng ban đầu, trực giác mách bảo anh coi đó là một tín hiệu tốt lành rằng đứa bé sẽ được an toàn. Trong khi Rainơbốt và Kluttich bàn tính kế hoạch thủ tiêu tù nhân thì tên Mandrin lại bầy trò tiêu khiển mới như một cách thỏa mãn thú tính. Hắn tra tấn Hơfen và Krôpinxki tàn nhẫn chưa đủ, hắn còn thòng dây thòng lọng lên cổ 2 người, rút chặt lại và ra hẹn nếu hai người tự vẫn trước thì sẽ bị hắn nện thêm một trận vì tội đã làm hỏng trò chơi cuối cùng của hắn. Danh sách 46 tù nhân được chuyển trại được Rainơbốt giao lại cho Kapô kèm theo mệnh lệnh họ phải có mặt ở trạm số 2 vào sáng mai. Đây là 46 trùm khối, đều là những tù nhân dài hạn có uy tín trong trại. Kapô mang bản danh sách đến gặp Krêmơ và họ đều cảm thấy điều mờ ám trong đó. Họ cần phải hành động gấp. Số phận 46 tù nhân sẽ ra sao? Bọn phát xít còn giở những trò điên cuồng gì khi quân Đồng minh ập đến?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/05/2021
    Đứa trẻ Do thái đột ngột biến mất. Quân Đồng minh sắp đến. Trại giam sắp dời đi chỗ khác. Những tin tức, sự việc đó xảy đến dồn dập. Và cấp bách nhất lúc này là số phận của 46 tù nhân. "Chúng ta phải làm gì?" - Cả Krêmơ và Bôkhâu đều hỏi nhau như vậy. Một cuộc họp kín của các thành viên trong ủy ban kháng chiến ILK diễn ra, căng thẳng, dồn dập, gấp rút. Cần phải cứu 46 người, không được phép để ai phải chết. Đó là quyết định của Bôkhâu. Quyết định ấy được nói với tất cả tấm chân thành, niềm xúc động lớn lao và được mọi người đồng thuận. Một quyết định làm thức tỉnh những trái tim tưởng đã kiệt quệ, khô cằn vì năm tháng tù ngục. Một quyết định làm thay đổi nhận thức, đặt họ vào tình thế chủ động trước cuộc đấu tranh một mất một còn. Họ không thể ngồi yên nhìn đồng chí mình bị đem đi xử bắn dần dần. Họ phải đoàn kết, bảo vệ nhau, tiến tới khởi nghĩa và giải cứu tất cả các tù nhân trong trại. Phải phân tán 46 người này ra các khu vực khác nhau ngay sau giờ điểm danh chiều vì thời gian không còn ủng hộ họ nữa. Krêmơ sẽ là đầu mối liên lạc giữa ILK với đầu mối bên ngoài.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/05/2021
    Tiểu thuyết "Trần trụi giữa bầy sói" đang mở ra những nút thắt mới. Bôkhâu và Krêmơ bắt tay vào triển khai kế hoạch tìm nơi ẩn nấp cho 46 người. Lòng chưa hết ngạc nhiên về việc ai đã đưa đứa trẻ Do thái đi. Chính đứa trẻ đã là mối dây kết nối vô hình mà bền chặt, làm thức tỉnh lòng yêu thương, sự dũng cảm và trách nhiệm của họ dành cho nhau. Trước phiên điểm danh chiều đã xảy ra một việc bất ngờ. Các trùm khối được lệnh tập trung ở cổng để đón 9 tù nhân từ Ghextapô trở về. Họ về cùng với một xác chết. Xác chết đó là ai? Có phải Pipich? Trong khi Krêmơ đang hoang mang tự hỏi mình và cố gắng xâu chuỗi các sự việc thì Svan, tên sỹ quan chỉ huy trưởng đóng kịch trước mặt mọi người, hứa hẹn sẽ không dời trại đi và các tù nhân sẽ được đối xử tử tế. Mục đích của màn kịch mà tên Svan diễn trước mặt mọi người cụ thể là gì? Không ai đoán được. Trong phòng giam, Hơfen và Krốpinxki đang phải trải qua những giờ phút vô cùng đau đớn bởi cực hình tra tấn. Hơfen đã nghĩ đến cái chết. Song cả hai lại nuôi hy vọng khi biết được ý định không dời trại của tên chỉ huy trưởng. Trong lúc đó, Vurắc đã lộ rõ mặt một tên phản bội khi cung cấp danh sách 46 tù nhân cho Xvailinh. Số phận 46 tù nhân ấy sẽ ra sao trong cuộc chiến không cân sức này? Hãy cùng lắng nghe những diễn biến tiếp theo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/05/2021
    Trong buổi trước, chúng ta đã dõi theo cuộc ẩn nấp của 46 tù nhân, vừa khẩn trương vừa tỉ mỉ, cẩn thận. Những người bạn tù tin cậy đã bố trí cho họ những chỗ nấp kín đáo. Người ở dưới hầm than, người ở dưới hầm để khoai, có người phải đứng trong cống rãnh hôi thối. Người được trà trộn ngụy trang lẫn với những tù nhân trong trại nhỏ.Mọi việc xong xuôi trước giờ giới nghiêm. Cứ tưởng như vậy là nhẹ nhõm. Nhưng không, Krêmơ cảm thấy căng thẳng quá sức chịu đựng. Thêm vào đó là thông tin trại có thể dời đi vào sáng mai. Niềm hy vọng mà các tù nhân bám vào để sống đã bị dập tắt. Krêmơ không thể nói điều gì trước những người bạn tù, người đồng chí. Tâm trạng Bôkhâu cũng nặng nề không kém. Anh trằn trọc nghi ngờ vào quyết định của mình khi kêu gọi mọi người che chở cho 46 người kia và chuẩn bị khởi nghĩa. Dù thành công hay thất bại thế nào, anh cũng phải chịu trách nhiệm trước số phận 50.000 tù nhân. Một bất ngờ đến khó hiểu, là trong buổi điểm danh váo sáng hôm sau, nhận thấy sự vắng mặt của 46 người trong danh sách đưa đi, thay vì giận dữ quát mắng thì bọn sỹ quan Đức quốc xã lại im lặng. Sự im lặng trước một cơn bão lớn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/05/2021
    Khi nghe báo cáo về sự vắng mặt của 46 tù nhân trong danh sách chuyển đi, Svan nổi cơn thịnh nộ. Nhưng sau đó, hắn trở nên dè dặt. Hắn sợ bị bắt, bị giết khi bước chân của quân Đồng minh đang tiến lại gần. Tâm trạng của Kluttich cũng không khác gì Svan. Và để che giấu điều ấy, Svan và Kluttich thống nhất với nhau phải xua trinh sát đi tìm bằng được 46 người kia, mặt khác sẽ lên kế hoạch dời trại trong vòng một tuần. Mỗi lần di chuyển cử một trung đội lính Đức Quốc xã đi kèm để đảm bảo không ai có thể trốn thoát. Về phía tù nhân, hơn lúc nào hết, các trùm khối lắng nghe chăm chú từng lời có tính hiệu triệu của Bôkhâu và Krêmơ. Nhận thấy ở 2 người khả năng lãnh đạo đi đầu ứng biến với nguy nan, Bôkhâu và Krêmơ cũng ngạc nhiên về chính mình. Dường như lâu lắm rồi mới được trở lại mình trước kia. đầy nhiệt huyết, thăng hoa. Trước mắt họ sẽ vô cùng khó khăn. Bao tình huống không định trước nhưng họ có một niềm tin ở tình đồng chí, tình anh em. Lòng dũng cảm và tinh thần kỷ luật sẽ giúp họ sát cánh bên nhau, không rơi vào cạm bẫy kẻ thù. Không khí trong trại giam đang rất căng thẳng, ngột ngạt. Những tên sỹ quan Đức Quốc xã không dễ gì để các tù nhân qua mặt. Chúng sẽ thực hiện cuộc dời trại như thế nào? Các tù nhân có vững lòng tin trong cuộc đấu tranh này hay không?
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/05/2021
    Tiểu thuyết "Trần trụi giữa bầy sói" đang bước vào những tình tiết mới. Không khí trại giam vô cùng căng thẳng, tên Svan đang chuẩn bị các công việc để dời trại nhưng vẫn phải nhận nhiệm vụ chuyển vũ khí đến thành phố Vaima. Tên Kluttich thì vô cùng giận dữ về việc 46 người bị thất thoát và trút giận vào Krêmơ. Từng tốp 100 người tù bị phân phối vào các nhà khối. Họ vô cùng mệt mỏi. Nhiều người đã kiệt sức nhưng vẫn giữ vững tinh thần, ý chí và tính kỷ luật. Trong cơn thịnh nộ của Kluttich về việc 46 người biến mất, Bôkhâu khuyên Krêmơ hãy trốn đi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/05/2021
    Bôkhâu báo cáo với anh em đồng chí về tiểu đội cứu thương mà anh quan sát được. Và điều quan trọng nhất lúc này là trấn an tinh thần cho các tù nhân Do thái không được manh động trốn trại. Bôkhâu đề nghị các đồng chí trong nhóm, các trùm khối và cả những người tin cậy được hãy truyền đi khắp trại khẩu hiệu "trì hoãn việc dời trại". Trong lúc các đồng chí trong Ủy ban Quốc tế các trại tập trung đang thảo luận thì bọn phát xít cai quản nhà tù cũng đang rất căng thẳng vì sự tấn công bất thình lình của quân đội Mỹ. Và điều không mong muốn vẫn xảy ra. Mệnh lệnh vang lên trong các nhà khối ngay buổi hôm đó là tất cả những người Do thái phải xếp hàng và bắt đầu dời trại. Mệnh lệnh ban ra, trong đám 6000 anh em Do thái đã có những người rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Họ la hét, chửi bới, khóc lóc, kêu gào và họ bắt đầu có ý định lẩn trốn, trà trộn vào giường của những người ốm, ẩn nấp trong các hầm, thay phù hiệu. Một số khác trốn vào các chuồng ngựa trong trại nhỏ. Bôkhâu, Krêmơ thực sự rối bời trước cảnh tượng đang diễn ra. Họ muốn kéo dài thời gian dưới các hầm trại. Họ cảm nhận được vẻ hốt hoảng, lo sợ của các anh em Do thái lúc này. Ngay sau đó, một mệnh lệnh khác được ban ra từ loa phóng thanh. Tên Svan yêu cầu các đội tuần tra phải xếp hàng ngoài cổng trại ngay lập tức. Bôkhâu và các đồng chí nhận ra, bây giờ chúng không đùa nữa rồi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/05/2021
    Đúng như dự đoán, đội tuần tra đã đến. Chúng tập hợp cả đội quân dàn hàng ngang ở cổng chính. Một toán chỉ huy khối xông vào trại, kéo xuống sân kiểm soát. Chúng lùng sục anh em Do thái. Toán đó ùa đến như một cơn gió lốc. Một cuộc đánh đập tù nhân bằng gậy gộc diễn ra hỗn loạn, thê thảm. Krêmơ đánh trả đám đông một cách quyết liệt. Khi vụ việc tan đi, Krêmơ ở lại. Anh chứng kiến cảnh tượng các nhà khối thật thảm hại. Bị tàn phá nặng nề, mọi thứ bị lật tung, đào xới lên. Phía ngoài cửa, đội tuần tra phải giăng một cái dây để ngăn hàng nghìn người đang bị dồn ra. Dưới con mắt bọn SS, không một ai dám nói dù một câu. Các tù nhân Do thái kinh hãi chờ đợi. Bất ngờ một tù nhân Do thái ngồi thụp xuống. Ngay lập tức những cánh tay nối dài đồng loạt bỏ chạy. Sự việc diễn ra quá nhanh khiến cho bọn SS không kịp trở tay. Cảnh chạy trốn diễn ra thật hỗn loạn. Chúng bắt đầu lùng sục trong các đám tù binh khác. Sục sạo trong các nhà khối ở những khu nhà trại nhỏ. Trong khi đó, Bôgoxki đã tìm gặp Bôkhâu, Krêmơ và Kôđixéc để thảo luận công việc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/05/2021
    Sự việc các anh em Do thái chạy trốn đã gây ra một phản ứng dữ dội cho bọn SS. Chúng trở nên hung hãn hơn và kiểm soát gắt gao các hầm trại. Chúng tóm được một số đông anh em trong những khu nhà ở trại nhỏ. Hàng nghìn tù nhân Do thái bị chúng dùng dùi cui dồn ra khỏi các khối và đưa đến cổng. Anh em tù nhân bám chặt tay nhau im lặng, chờ đợi. Ở khu trại khác, bọn chỉ huy khối thị oai bằng cách đánh đập tù nhân Do thái, bắt họ phải xếp thành hàng dài ngoài cổng để đưa về các trại khác nhau. Ngay sau đó, mệnh lệnh di dời các tù nhân Do thái đã ban ra. Bọn SS đã sẵn sàng cho việc lên đường. Trong khi đó, Bôkhâu và các đồng chí bàn bạc cùng nhau một cách kỹ lưỡng, phân tích các tình hình để ứng biến. Các liên lạc viên của các ủy viên ILK chạy từ khối này sang khối khác, báo cho những người phụ trách nhóm kháng chiến mọi diễn biến mà Bôkhâu truyền đạt. Krêmơ được lệnh đến chỗ tên Rainơbốt. Hắn ta ra lệnh cho anh phải chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến tù 10.000 người phải di dời. Hắn tỏ ra dữ tợn và thái độ rất hung hãn đối với Krêmơ, yêu cầu anh phải thực hiện những mệnh lệnh hắn vừa nói. Krêmơ khéo léo nhận lời và trở về trại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/05/2021
    Để có thể nhanh chóng biết tin về toàn bộ tình hình xảy ra, Bôkhâu ở trong phòng nhân viên đợi Krêmơ trở về. Krêmơ thông báo mọi điều cho Bôkhâu biết. Anh muốn tìm đứa bé đang bị cất giấu đâu đó. Các trùm khối được Krêmơ triệu tập nhận mệnh lệnh sẵn sàng một vạn người sẽ phải di dời vào sáng ngày mai. Khắp các trại đã diễn ra các cuộc thảo luận bí mật. Các liên lạc viên của bộ máy đem chỉ thị cho những người phụ trách các nhóm kháng chiến. Một số đồng chí trong các nhóm sẽ đi với chuyến tù. Đó là những người tình nguyện. Họ bàn bạc đem theo vũ khí cất giấu trong người. Họ phải làm thế nào khử những tên lính gác ở trên đường và giải thoát cho chuyến tù. Bôkhâu và Bôgoxki đã đưa ra những chỉ thị ấy. Không có đủ thì giờ để triệu tập ILK. Các nhóm kháng chiến sôi sục cả lên. Họ đòi hỏi vũ khí. Suốt ruột và lo lắng đang đe dọa phá vỡ kỷ luật. Việc tiếp xúc giữa các nhóm kháng chiến qua những người liên lạc lúc này không còn thích hợp nữa. Tình hình khẩn trương đòi hỏi các đồng chí ILK kia bước ra khỏi tình trạng bí mật của họ. Do đó một quyết định chớp nhoáng là phải tổ chức cuộc thảo luận với những người cầm đầu các nhóm kháng chiến.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/05/2021
    Mạch truyện đang diễn biến ngày càng nhanh, gấp gáp bởi những biến động của chiến trường ảnh hưởng lớn đến tình hình trong trại giam. Các tù nhân tiếp tục bị điều động phải dời khỏi trại với số lượng lớn. Không khí trong trại tù ngày càng rơi vào cảnh hỗn loạn, tan rã. Bôkhâu cùng các đồng chí đang ráo riết chuẩn bị vũ khí và kế hoạch tác chiến. Số tù nhân trong trại lúc này chỉ còn một nửa so với ban đầu. Và tên Rainơbốt tiếp tục ra lệnh toàn bộ tù nhân còn lại phải dời trại đúng 12h ngày hôm đó.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/05/2021
    Các diễn biến trong trại tù ngày càng dồn dập và căng thẳng. Tên Rainơbốt ra lệnh di chuyển tù nhân nhưng mọi người vẫn yên lặng trong các khối. Các tên phát xít chỉ huy đều tức giận điên cuồng. Tên Kluttich đã phát hiện ra sự có mặt của đứa bé ở khối 38. Krêmơ bị trúng 2 phát đạn từ súng của Kluttich nhưng anh đã được phẫu thuật gắp hết đạn ra và hồi tỉnh. Những tên phát xít chỉ huy trong trại tù bắt đầu mất hết bình tĩnh, quay sang mắng chửi xô xát nhau.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/05/2021
    Kluttich là tên phát xít chỉ huy chạy trốn đầu tiên. Những tên còn lại rơi vào tâm trạng nhiều xáo trộn, mất bình tĩnh và trở nên điên loạn. Các tên Braoơ, Maixkaiơ và Mandrin lao vào xà lim thảm sát nhiều tù nhân trong cơn say rượu. Những tên sỹ quan khác tiếp tục chuẩn bị chạy trốn. Chúng tự bắn giết lẫn nhau. Xvailinh rút súng bắn chết Vurắc. Cũng vào lúc này các chiến sỹ bắt đầu có những phản ứng mạnh mẽ. Muylơ và Brenden đã dùng súng khống chế được Xvailinh.
    Xem thêm Thu gọn
Cùng thể loại
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp