Chuyên gia tư vấn cách chọn ngành nghề khi AI phát triển

Nguyễn Trang/VOV.VN | 16/03/2025, 19:29

Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025, không ít thí sinh và phụ huynh đặt câu hỏi, lo lắng về việc trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ sẽ khiến nhiều ngành nghề mất đi trong tương lai.

Theo đó, nhiều thí sinh băn khoăn việc công nghệ phát triển, nhân sự một số ngành nghề khối kinh tế như kiểm toán, kế toán, ngân hàng có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI) hay không?

Trả lời thí sinh về vấn đề này, Ths Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương khẳng định, AI chỉ cung cấp công cụ, không thể thay thế hoàn toàn con người ở các khối ngành kinh tế.

Ths Hà lấy ví dụ, AI có thể hỗ trợ nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu hay gợi ý giải pháp, nhưng không thể làm thay con người. Bên cạnh đó, hiện nay các trường đại học cũng đã và đang rà soát, điều chỉnh lại chương trình đào tạo với những cách tiếp cận mới, từ đó trang bị cho người học những tư duy, kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ. 

Tương tự khối ngành kinh tế, nhiều thí sinh cũng băn khoăn khi AI phát triển có làm mất đi cơ hội việc làm ở nhóm ngành báo chí truyền thông hay không?

Theo PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), sự phát triển của trí tuệ nhân tạo luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. Trí tuệ nhân tạo cung cấp công cụ để có thể xử lý thông tin tốt, tạo ra các "nhà báo robot" và lan tỏa thông tin trên nền tảng rộng. Song bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để nhiều đối tượng lợi dụng mạo danh giọng nói, hình ảnh, tung tin giả... Đây là thách thức không nhỏ với ngành truyền thông.

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương khẳng định, AI sẽ không thể thay thế được con người trong mọi lĩnh vực, trong đó có cả báo chí - truyền thông. Nhà báo không chỉ truyền tin mà còn giữ vai trò phản biện xã hội, định hướng chính sách, không chỉ cung cấp thông tin chân thực mà hướng đến các mục tiêu nhân văn, vì cộng đồng…

Ai cũng học ngoại ngữ, vậy theo đuổi các nhóm ngành ngoại ngữ có khó xin việc?

Nhiều thí sinh cũng băn khoăn trong bối cảnh nhà nhà học ngoại ngữ, người người học ngoại ngữ, vậy nếu theo đuổi những ngành ngoại ngữ liệu có khó xin việc?

Trao đổi về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Hà Nội cho biết, nếu như trước đây sinh viên nhóm ngành ngoại ngữ chỉ học để có trình độ nghe, nói, đọc, viết một hay nhiều ngoại ngữ, thì hiện tại xu thế đào tạo sẽ gắn ngoại ngữ với các chuyên ngành khác nhau.

Sinh viên ra trường vừa có trình độ ngoại ngữ, vừa có kiến thức chuyên ngành. Nhiều ngành nghề gắn với ngoại ngữ đang có cơ hội việc làm nhiều hơn như giáo viên, truyền thông, các ngành khối kinh tế hay du lịch... Đơn cử như với ngành du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm rất lớn, mức lương của hướng dẫn viên du lịch có thể lên tới 3 triệu đồng/ngày, nhưng cung không đủ cầu. 

Theo TS Nguyễn Thị Cúc Phương, hiện nay cả nước có khoảng 130 cơ sở đào tạo ngành tiếng Anh và có khoảng hơn 10 ngoại ngữ đang được đào tạo gắn với các chuyên ngành khác. Thực tế cho thấy càng là ngoại ngữ hiếm, cơ hội việc làm càng cao.

Bài liên quan
"AI không thể thay cho con người chịu trách nhiệm"
Trong bối cảnh AI phát triển như vũ bão, chuyên gia cho rằng, người trẻ cần học cách đồng hành, làm chủ AI, biến AI thành một trợ lý, công cụ để phục vụ cho công việc và đời sống hiệu quả hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thông điệp 'Nước Việt Nam là một' vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
VOVLIVE - Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh.
  • Ngày đặc biệt ở Đài Tiếng nói Việt Nam 50 năm trước
    VOVLIVE - Cách đây đúng nửa thế kỷ, trưa ngày 30/4/1975, Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những cơ quan thông tấn báo chí đầu tiên của Việt Nam thông báo tin "Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, thành phố Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng" tới chiến sĩ, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế.
  • Chương trình phát thanh đặc biệt: Tổng công kích trên toàn mặt trận
    VOVLIVE - Tối ngày 28/4, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh “Tổng công kích trên toàn mặt trận”. Chương trình Phát thanh Quân đội nhân dân đặc biệt sáng 28/4, VOV thực hiện cuộc tọa đàm “Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
  • Thủ tướng Nhật Bản muốn xây dựng quan hệ thân thiết với lãnh đạo Việt Nam
    Ngày 27/4, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã rời Tokyo đi thăm 2 quốc gia Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam là điểm đến đầu tiên. Đây là hoạt động ngoại giao quan trọng đối với Nhật Bản, trong bối cảnh nước này đang chịu nhiều áp lực về an ninh và kinh tế.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp