Côn Sơn-Kiếp Bạc: Nơi hội tụ hào khí dân tộc và tinh hoa Phật giáo Trúc Lâm

Thanh Nga/VOV-Đông Bắc | 15/07/2025, 09:10

Với bề dày lịch sử hơn bảy thế kỷ, Côn Sơn-Kiếp Bạc không chỉ là chốn Tổ linh thiêng của Thiền phái Trúc Lâm, là nơi lưu dấu Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, mà còn là minh chứng sinh động cho sự kết tinh, giao thoa giữa đạo-đời, giữa truyền thống yêu nước và tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc nằm trên địa bàn phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Phòng. Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, từng là căn cứ quân sự trọng yếu bảo vệ vùng Đông Bắc Kinh thành Thăng Long xưa. Tại nơi này, Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã chỉ huy quân dân Đại Việt đánh giặc Nguyên Mông, đồng thời tổ chức hai trận quyết chiến chiến lược (trận Vạn Kiếp năm 1285 và trận Bạch Đằng năm 1288), tiêu diệt hàng chục vạn quân xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Theo bà Phạm Thị Huệ, Phó Trưởng phòng Du lịch – Dịch vụ, Ban Quản lý Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, trải qua hơn 700 năm, đền Kiếp Bạc cùng Đức Thánh Trần vẫn được các tầng lớp nhân dân tôn kính, trở thành biểu tượng của sự hòa quyện giữa nhà nước, tín ngưỡng, tôn giáo và lòng dân.Đền Kiếp Bạc hiện còn bảo tồn và lưu giữ rất nhiều các giá trị vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú. Trong đó có 5 pho tượng cổ bằng đồng, đó là tượng Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, tượng phu nhân của Người, tượng 2 cô con gái và con rể Người là Tướng quân Phạm Ngũ Lão. Cùng với đó, Đền Kiếp Bạc hiện còn lưu giữ được một bộ ấn tín bằng đồng của Đức Hưng Đạo Đại Vương...”, bà Huệ chia sẻ.

Chùa Côn Sơn từ xa xưa đã nổi danh là một trong những trung tâm của Phật giáo Trúc Lâm Đại Việt. Đặc biệt, khi Đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả về trụ trì tại chùa Côn Sơn, Ngài đã cho xây dựng, đưa Côn Sơn trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn ở đồng bằng Bắc Bộ, với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Theo ông Lê Duy Mạnh, Phó trưởng ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, không chỉ là trung tâm tôn giáo, chùa Côn Sơn và chùa Thanh Mai còn là nơi quy tụ nhiều danh nhân văn hóa và chí sĩ qua các triều đại, góp phần tạo nên một không gian linh thiêng, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, tư tưởng của dân tộc Việt Nam.

“Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai là những di tích lịch sử văn hóa được hình thành trên cùng một vùng đất, tồn tại và phát triển cực thịnh cho đến ngày nay. Nơi đây ẩn chứa tinh thần tự tôn dân tộc, tự tôn tôn giáo, tự tôn hệ tư tưởng độc lập với thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Đại Việt mà giáo chủ là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Thánh giáo nội đạo mà giáo chủ là Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần. Chính vì vậy, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai đáp ứng được các tiêu chí nổi bật toàn cầu về di sản thế giới”, ông Mạnh chia sẻ thêm.

Cùng với Côn Sơn – Kiếp Bạc, trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có các di tích nằm trong Quần thể Di tích Danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn - Kiếp Bạc vừa được UNESCO công nhận là Di sản thế giới là: chùa Thanh Mai, chùa Nhẫm Dương và động Kính Chủ.

Ông Vũ Trường Sơn, Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Phòng cho biết, trải qua bao thăng trầm của thời gian, các di tích này vẫn được bảo tồn, gìn giữ và trở thành di sản văn hoá không chỉ của người Việt mà còn là tài sản quý giá của nhân loại. Ngoài ra, chùa Nhẫm Dương là di chỉ khảo cổ học rất có giá trị trên địa bàn thành phố cũng như là của Việt Nam. Động Kính Chủ với 47 văn bia ma nhai được khắc trên vách đá, là bảo vật quốc gia và được coi như bảo tàng về văn bia của Việt Nam

Việc quần thể di tích danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới không chỉ là niềm tự hào mà còn là động lực để các địa phương và nhân dân tiếp tục nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, để những tinh hoa văn hoá được tiếp nối và chảy mãi với thời gian.

Bài liên quan
Chuyển đổi số khu vực công - Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội
Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong khu vực công, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, hiện đại hóa nền hành chính và tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chuyển đổi số khu vực công - Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội" vào lúc 8h ngày 17/7/2025, tại khách sạn Pullman Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư Tô Lâm dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ xã Nghĩa Trụ, tỉnh Hưng Yên
VOVLIVE - Sáng 14/7 tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm về dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu lần thứ I xã Nghĩa Trụ, nhiệm kỳ 2025-2030.
  • Sau hợp nhất, phường Tam Kỳ xây dựng đô thị đáng sống ở phía Nam Đà Nẵng
    VOVLIVE - Sáng nay (14/7), Đảng bộ phường Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng (mới) tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là một trong 10 xã, phường được Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng chọn tổ chức đại hội trước. Với nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020–2025, phường Tam Kỳ bước vào giai đoạn mới với quyết tâm xây dựng đô thị hiện đại, tăng trưởng bền vững và phục vụ nhân dân hiệu quả.
  • Bộ Công an triển khai 43 tiện ích trên VNeID
    VOVLIVE - Chiều 14/7, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an (C06) tổ chức lễ công bố các tiện ích cẩm nang trên VNeID, AI trên VNeID và một số nội dung học liệu trên nền tảng bình dân học vụ số - số liệu về giao thông và kỹ năng lái xe.
  • Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Đại tướng và Thượng tướng
    VOVLIVE - Sáng 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân chủ trì Lễ trao quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với các sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp