Dấu ấn của Binh đoàn Tây Nguyên trong giải phóng Gia Lai

Nguyễn Thảo/VOV - Tây Nguyên | 16/03/2025, 10:02

Tròn 50 năm kể từ ngày giải phóng Gia Lai (17/3/1975 - 17/3/2025), ký ức về những ngày hào hùng vẫn vẹn nguyên trong tâm trí người lính Binh đoàn Tây Nguyên năm xưa.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Sư đoàn 320, Sư đoàn 10 cùng các đơn vị quân chủ lực đã góp phần quyết định vào chiến thắng tại Tây Nguyên. Những trận đánh quan trọng tại đây không chỉ làm thay đổi cục diện chiến tranh mà còn tạo bước đột phá chiến lược, mở đường cho đại thắng mùa Xuân 1975.

Tròn 50 năm kể từ ngày giải phóng Gia Lai (17/3/1975 - 17/3/2025), ký ức về những ngày hào hùng vẫn vẹn nguyên trong tâm trí người lính Binh đoàn Tây Nguyên năm xưa. 

Trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, các đơn vị quân chủ lực của ta đã thực hiện chiến thuật nghi binh hiệu quả, khiến địch tập trung quân về Kon Tum và Pleiku, trong khi hướng tấn công chính là Buôn Ma Thuột.

Ngày 10/3/1975, trong khi các lực lượng chủ lực của ta mở cuộc tấn công Buôn Ma Thuột, nhanh chóng làm tan rã tuyến phòng ngự của địch. Đồng thời, Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 tổ chức đánh chặn trên đường 14, cắt đứt tuyến tiếp viện từ Pleiku, cô lập chiến trường Buôn Ma Thuột.

Trực tiếp tham gia chiến dịch năm xưa, Thiếu tá Phạm Văn Tốn, nguyên Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn pháo binh 54, Sư đoàn 320 nhớ lại, mùng 8 nổ súng, ta đánh chiếm được Cẩm Ga (nay thuộc huyện Chư Sê), lúc đó các mũi cũng đánh. Theo lệnh của trên, pháo binh chúng tôi vẫn ở nguyên sẵn sàng chờ lực lượng Quân đoàn 2 địch tràn xuống tiếp viện cho Buôn Mê Thuột thì sẵn sàng chiến đấu.

Buôn Ma Thuột thất thủ khiến hệ thống phòng thủ Tây Nguyên sụp đổ. Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa ra lệnh rút quân khỏi Gia Lai, Kon Tum theo đường 7 (nay là Quốc lộ 25) về Phú Yên, nhưng đây lại là sai lầm chiến lược nghiêm trọng.

Các lực lượng của ta tổ chức truy kích quyết liệt, liên tục đánh chặn trên đường 7, khiến quân địch rơi vào hỗn loạn, hàng nghìn binh lính bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Cuộc tháo chạy nhanh chóng biến thành thảm họa, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của phòng tuyến Tây Nguyên. Ngày 17/3/1975, quân ta tiến vào Pleiku giải phóng Gia Lai.

Đại tá Nguyễn Vi Hợi, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, kể lại, ngày 17 và 18/3, Quân đoàn 2 của địch tổ chức rút lui trên đường 7, chứ không phải rút chạy. Nhưng bị chúng tôi chặn đánh, nên không phát triển được. Ngày 18/3, địch phá ra các hướng để rút, thì lúc ấy mới gọi là rút chạy.

Ngày 26/3/1975, các đơn vị chủ lực tham gia giải phóng Tây Nguyên được tổ chức thành Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) tiếp tục tiến công về đồng bằng.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, cho biết, giá trị của chiến dịch Tây Nguyên là có sự ra đời của Quân đoàn 3. Lúc bộ đội đang ào ạt tiến xuống đồng bằng, Trung Bộ, Bộ Chính trị quyết định thời cơ đã đến, thành lập ngay một quân đoàn chủ lực mạnh để cùng Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 chuẩn bị giải phóng Sài Gòn.

Trải qua 50 năm, Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên tiếp tục lớn mạnh, phát triển theo hướng chính quy, tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Cuối năm 2024, Quân đoàn 3 cùng với Quân đoàn 4 được tổ chức thành Quân đoàn 34, đánh dấu bước phát triển mới trong chặng đường lịch sử hào hùng.

Bài liên quan
Cuộc chiến trường kỳ và khát vọng thống nhất: Quyết định lịch sử
Sau 3 năm trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam, quân Mỹ và đồng minh vẫn không tiêu diệt được Quân giải phóng mà còn làm cho nước Mỹ ngày càng sa lầy vào “con đường hầm không có lối thoát”.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thông điệp 'Nước Việt Nam là một' vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
VOVLIVE - Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh.
  • Ngày đặc biệt ở Đài Tiếng nói Việt Nam 50 năm trước
    VOVLIVE - Cách đây đúng nửa thế kỷ, trưa ngày 30/4/1975, Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những cơ quan thông tấn báo chí đầu tiên của Việt Nam thông báo tin "Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, thành phố Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng" tới chiến sĩ, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế.
  • Chương trình phát thanh đặc biệt: Tổng công kích trên toàn mặt trận
    VOVLIVE - Tối ngày 28/4, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh “Tổng công kích trên toàn mặt trận”. Chương trình Phát thanh Quân đội nhân dân đặc biệt sáng 28/4, VOV thực hiện cuộc tọa đàm “Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
  • Thủ tướng Nhật Bản muốn xây dựng quan hệ thân thiết với lãnh đạo Việt Nam
    Ngày 27/4, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã rời Tokyo đi thăm 2 quốc gia Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam là điểm đến đầu tiên. Đây là hoạt động ngoại giao quan trọng đối với Nhật Bản, trong bối cảnh nước này đang chịu nhiều áp lực về an ninh và kinh tế.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp