Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Nhóm Phóng viên|24/05/2025, 14:00
Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Trung ương MTTQ Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Từ 7h ngày 24/5, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Tham gia Đoàn có Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực ban Bí thư Trần Cẩm Tú.Cùng tham gia Đoàn có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân... (Ảnh: VGP)Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng cúi đầu mặc niệm trước linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và đi quanh linh cữu để tưởng nhớ ông. (Ảnh: VGP)Tổng Bí thư Tô Lâm đặt tay lên linh cữu phủ Quốc kỳ, tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. (Ảnh: TTXVN)Đoàn Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Đoàn Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng đoàn viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến dẫn đầu vào viếng.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần sau một thời gian lâm bệnh, vào hồi 22h51 ngày 20/5, tại nhà riêng; hưởng thọ 88 tuổi.
Ông Trần Đức Lương sinh năm 1937, quê ở xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ (nay là thị xã Đức Phổ), tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ tháng 2/1955 và vào Đảng từ tháng 12/1959.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là Ủy viên Trung ương khóa V, VI, VII, VIII, IX; Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII.
Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ tháng 2/1987 đến tháng 9/1992 và đảm nhiệm cương vị Phó Thủ tướng từ tháng 10/1992 đến tháng 8/1997. Sau đó, ông giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh khóa X, XI.
Ông Trần Đức Lương là đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, X, XI
Trong hơn 50 năm hoạt động cách mạng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương, phần thưởng, danh hiệu cao quý khác.
Cuộc đời và sự cống hiến không ngừng nghỉ của Đồng chí Trần Đức Lương là nguồn cảm hứng cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân ta, cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau viết tiếp những trang sử vẻ vang cho dân tộc.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đưa ra các sửa đổi, bổ sung quy định về chính quyền địa phương tại các điều của Hiến pháp 2013 cơ bản bảo đảm được tính chính trị, phù hợp với Cương lĩnh, đường lối chiến lược, chủ trương của Đảng; bảo đảm được tính dân chủ, tính pháp quyền.
Cuộc đời và sự cống hiến không ngừng nghỉ của Đồng chí Trần Đức Lương là nguồn cảm hứng cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân ta, cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau viết tiếp những trang sử vẻ vang cho dân tộc.
VOVLIVE - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang.
VOVLIVE - Quốc hội bổ sung hơn 4.300 tỷ đồng vào dự toán ngân sách 2025 từ nguồn viện trợ không hoàn lại, trong đó, Bộ Y tế có hơn 4.000 tỷ quyết toán viện trợ chống dịch.
Sáng 23/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh Cà Mau, Báo Cà Mau và Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo, với chủ đề “Báo chí Cách mạng Cà Mau - Những chặng đường lịch sử vẻ vang”. Đây là một trong những hoạt động thiết thực của Cà Mau hướng đến kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam.
Trước khi các em học sinh cuối cấp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, các đơn vị trường học ở Sơn La đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm, nhằm nâng cao ý thức, nhận thức cho các em trong việc lựa chọn nghề, ngành học phục vụ công việc trong tương lai.
Omicron XEC có ưu thế lây lan nhanh hơn so với biến chủng cũ, bởi nó có đột biến tránh được sự tấn công của kháng thể. Khi mắc COVID-19, người khỏe mạnh và người có bệnh nền sẽ có những lưu ý riêng.
An ninh mạng không phải là “cuộc chơi” có thể tính sau, mà là trách nhiệm chiến lược cần được chuẩn bị từ trước, từ sớm. Việc chuyển đổi số sẽ khó được bảo toàn thành công bền vững nếu không có an ninh mạng song hành.
Hà Nội là địa phương có số lượng thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đông nhất cả nước. Hiện thành phố đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị cho kỳ thi với tinh thần “6 rõ” để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và không bị ảnh hưởng bởi việc sắp xếp bộ máy hành chính.
Ngày 23/5, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội thảo xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ngành quân sự, công tác dạy và học ngoại ngữ, công nghệ thông tin tại các học viện, nhà trường Quân đội.