Vương quốc Anh triển khai dự án thí điểm hút carbon từ nước biển

Phương Anh/VOV1 | 20/04/2025, 14:22

VOVLIVE - Trong nỗ lực phát triển công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, dự án thí điểm SeaCURE đã thử nghiệm hút carbon từ nước biển ở vùng ven biển phía Nam nước Anh, được kỳ vọng có thể mở rộng quy mô để loại bỏ 14 tỷ tấn CO2/năm.


Giáo sư Tom Bell - Phòng thí nghiệm biển Plymouth cho biết, dự án được thiết kế để đẩy nhanh quá trình loại bỏ carbon tự nhiên của đại dương trong khí quyển, phát triển và thử nghiệm các phương pháp tiếp cận hiện đại nhằm xác minh rõ ràng quy trình loại bỏ CO2, từ đó hướng tới triển khai nhà máy quy mô lớn hơn liên quan tới nỗ lực giảm khí thải CO2.

“Công nghệ này tương đối đơn giản, nó bao gồm việc điều chỉnh tạm thời độ pH của nước biển để chiết xuất càng nhiều carbon từ nước càng tốt và sau đó điều chỉnh lại, trước khi bơm trở lại đại dương - nơi nó có thể hấp thụ CO2 từ khí quyển”, Giáo sư Tom Bell cho biết.

SeaCURE là dự án hợp tác giữa các chuyên gia học thuật hàng đầu thế giới, trong lĩnh vực giám sát và mô hình hóa carbon và khí hậu đại dương, cơ sở hạ tầng xanh, phân tích vòng đời và luật biển… cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào kỹ thuật và công nghệ có chuyên môn về loại bỏ carbon, xử lý nước và thiết kế, xây dựng nhà máy.

Dự án SeaCURE được tạo ra dựa trên cơ sở loại bỏ CO2 từ đại dương, có thể hiệu quả hơn nhiều so với thu thập từ không khí. Với nhà máy thí điểm ở Weymouth, các chuyên gia hướng tới chứng minh nhận định này.

Dự án nhận được kinh phí gần 4 triệu USD từ chính phủ Anh, để kiểm tra tính khả thi khi tận dụng khả năng hấp thụ carbon tự nhiên của đại dương nhằm giải quyết biến đổi khí hậu. 

Theo báo cáo, đại dương hấp thụ khoảng 25% tổng lượng khí thải CO2 do con người tạo ra. SeaCURE nhắm vào nồng độ cao hơn của carbon hòa tan trong nước biển. Nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu tác động của phương pháp này đến sinh vật biển phụ thuộc vào carbon hòa tan.

Kết quả ban đầu cho thấy có một số ảnh hưởng, nhưng đội ngũ đang khám phá các biện pháp giảm thiểu như pha loãng trước. Dự án hiện chỉ loại bỏ nhiều nhất 100 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải chứa carbon của khoảng 100 chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.

Song nếu xét theo quy mô các đại dương trên thế giới, các nhà khoa học tin rằng công nghệ này có tiềm năng lớn. Trong báo cáo gửi chính phủ Anh, SeaCURE cho biết, công nghệ này có thể mở rộng để loại bỏ 14 tỷ tấn CO2 mỗi năm nếu xử lý 1% nước biển trên bề mặt toàn cầu.

Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu bật tầm quan trọng của chuyển đổi xanh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược, động lực đột phá và ưu tiên hàng đầu, lấy con người làm trung tâm, để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Báo Điện tử VTC News trân trọng giới thiệu diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp