Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy, ý Đảng hợp với lòng dân

Lê Tuyết/VOV | 07/05/2025, 21:13

VOVLIVE - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, hiện nay nhân dân, cử tri đang rất mong đợi việc thực hiện tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, mỗi ĐBQH cần tiếp tục quan tâm, góp ý kiến tại hội trường cũng như cho ý kiến bằng văn bản; có trách nhiệm đến cùng khi nhấn nút thông qua dự thảo Nghị quyết đặc biệt quan trọng này.

Cho ý kiến tại phiên họp tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định lại một lần nữa Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013, chỉ tập trung vào 2 nhóm nội dung là: quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, không mở rộng ra các vấn đề khác.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, hiện nay nhân dân, cử tri đang rất mong đợi việc thực hiện tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Bởi trên thực tế, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết để tinh gọn tổ chức, bộ máy. Nhưng thực tế, việc giảm còn mang tính cơ học, dẫn đến bộ máy còn cồng kềnh, biên chế phình ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: "Lần này chúng ta thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18. Đây là chủ trương hợp lòng dân. Ý Đảng hợp lòng dân. Muốn thực hiện những nội dung này thì giai đoạn hai rất khó. Khó là  phải sửa Hiến pháp. Chúng ta đã thông qua lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đã công bố kế hoạch sửa đổi Hiến pháp và công khai lấy ý kiến nhân dân từ ngày 6/5 đến ngày 5/6, trong thời gian một tháng, tổng hợp 5 ngày, tổng cộng là 35 ngày".

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhóm công việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện để sửa đổi Hiến pháp, hoàn thiện thể chế pháp luật và các quy định phải đi trước một bước, để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho tổ chức thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, từ Kỳ họp thứ Tám, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Theo đó, thể chế thông thoáng sẽ tạo cho đất nước phát triển.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, tinh thần của Bộ Chính trị, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chính phủ, Quốc hội, Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất phân cấp mạnh cho địa phương. Theo đó, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Để làm được điều này, cần phải có nguồn lực để địa phương tự quyết, tự chịu trách nhiệm.  

Lấy dẫn chứng, hiện Quốc hội không quản lý dự án, cũng như quản lý danh mục tiền mà hàng năm chỉ thông qua việc thu, chi, còn lại giao cho Chính phủ, địa phương điều hành, theo Chủ tịch Quốc hội, việc này sẽ tránh được tình trạng ngồi duyệt trong phòng máy lạnh mà thiếu tính thực tế. Bên cạnh đó,  phân cấp về địa phương, dưới sự điều hành của UBND, sự giám sát của HĐND thì công trình, dự án mới nhanh, hiệu quả, khắc phục tình trạng giải ngân chậm như hiện nay ở nhiều địa phương, do thủ tục quy định quá nhiều.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội từ thực tiễn công tác tại các địa phương cần xem xét, góp ý kiến cụ thể để thực sự phân cấp cho địa phương để địa phương không phải lên Trung ương mà chủ động thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ kết thúc hoạt động của cấp huyện. Với đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, khó nhất là việc bố trí cán bộ. Ai là Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì không phải nơi nào cũng làm được việc sắp xếp này.

Chủ tịch Quốc hội nêu ví dụ, một tỉnh sáp nhập 6 sở. Như vậy 6 Giám đốc sở sẽ chỉ còn 1. Cấp Phó giám đốc có thể được giữ nguyên, nhưng cấp dưới thì phải tăng cường về cho xã để làm công tác chuyên môn ở cơ sở. Đây cũng là bài toán nan giải cho địa phương.

Một trong những vấn đề được lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chính phủ, Quốc hội nhiều lần quán triệt trong chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố đó là không để bỏ hoang các trụ sở mà cần thay đổi công năng ưu tiên cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và làm các khu vui chơi, giải trí cho nhân dân. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây là vấn đề người dân đặc biệt quan tâm trong việc sáp nhập tỉnh, thành phố. Cho nên cần chú trọng và thực hiện quyết liệt vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, mỗi ĐBQH cần tiếp tục quan tâm, góp ý kiến tại hội trường cũng như cho ý kiến bằng văn bản; có trách nhiệm đến cùng khi nhấn nút thông qua dự thảo Nghị quyết đặc biệt quan trọng này.

Bài liên quan
Sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, cả nước giảm 110.780 biên chế cán bộ, công chức cấp xã
VOVLIVE - Tổng hợp đề án của các địa phương về thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp, dự kiến ghi nhận những con số giảm ấn tượng:

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan
VOVLIVE - Nhận lời mời của Tổng thống Ilham Aliyev Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Azerbaijan từ ngày 7-8/5, chiều 7/5 (theo giờ địa phương) tại Phủ Tổng thống Cung Zugulba, Tổng thống Ilham Aliyev chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp